No Alt

Quan trắc môi trường sản xuất sơn

Quan trắc môi trường sản xuất sơn | Bắt nhịp xu hướng đô thị hóa, sơn nước là yếu tố cần thiết và phục vụ cho nhiều mục đích trang trí khác nhau như nhà cửa, trạm trường… Nắm bắt nhu cầu đó mà ngày càng có nhiều nhà máy, xưởng sản xuất sơn ra đời. Và đi đôi với sự gia tăng đó là vấn đề ô nhiễm môi trường do ngành này gây ra. Vì vậy, các nhà máy phải xây dựng các hệ thống xử lý nước thải, khí thải, và hằng năm phải lập báo cáo quan trắc cho ngành sản xuất sơn.

Quan trắc môi trường sản xuất sơn

Quan trắc môi trường sản xuất sơn

Tại sao phải quan trắc môi trường sản xuất sơn

Nước thải : Chủ yếu phát sinh từ công đoạn sản xuất sơn, pha hóa chất, nguyên liệu,.. nước thải này chứa các thành phần ô nhiễm như BOD, COD, Tổng N, Tổng P, màu, …. Ngoài ra còn có nước thải ngành sơn phát sinh từ quá trình sinh hoạt của các nhân viên; từ quá trình lau dọn nhà máy. Nếu không được xử lý trước khi xả thải sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người xung quanh.

Khí thải và bụi : Chủ yếu phát sinh từ các hơi dung môi trong quy trình sản xuất sơn phát tán ra không khí. Các loại khí, bụi này phát tán vào môi trường sẽ gây ô nhiễm không khí và tác động đến sức khỏe con người.

Chất thải rắn : Phát sinh từ quá trình sinh hoạt (bao bì giấy, nilon, vỏ chai, lon, thức ăn thừa…), chất thải nguy hại: từ các sản phẩm phụ gia,dung môi, nguyên liệu bị hư hỏng, các thùng nhựa có dính chất sơn…Những chất thải này cần được xử lý để tránh gây ảnh hưởng đến con người cũng như môi trường xung quanh.

Vì vậy, việc lập báo cáo Quan trắc môi trường sản xuất sơn rất quan trọng, giúp chủ doanh nghiệp có thể kiểm soát được lượng chất thải trong quá trình sản xuất và mức độ ảnh hưởng đến môi trường của cơ sở mình.

Báo cáo quan trắc môi trường sản xuất sơn là gì ?

Là một hình thức đánh giá chất lượng môi trường ngắn hạn tại Cở sở sản xuất sơn và báo cáo định kỳ về Cơ quan có thẩm quyền (Sở TNMT; Phòng TNMT; Ban Quản lý Khu Công Nghiệp, Khu chế suất, Khu kinh tế…). Đánh giá chất lượng môi trường ở đây nghĩa là đánh giá một cách tổng quan trên nhiều nguồn phát sinh chất thải như: nước thải, khí thải, CTR. Hình thức đánh giá bằng cách đo đạc mẫu khí thải, nước thải, tính toán lượng chất thải rắn phát sinh và tra cứu mức độ ô nhiễm theo quy định của nhà nước.

Tất cả các cơ sở sản xuất sơn đang hoạt động; các đối tượng đã lập ĐTM, kế hoạch BVMT và đã có giấy xác nhận cam kết BVMT/đề án BVMT/ĐTM đều phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ.

Tần suất lập báo cáo quan trắc cho ngành sản xuất sơn

– Đối với chất thải: 3 tháng/lần

– Đối với môi trường không khí xung quanh: tối thiểu 6 tháng/lần

– Tùy theo nguồn thải mà thời gian và tần suất khác nhau.

Hồ sơ cần có để lập báo cáo quan trắc cho ngành sản xuất sơn

– Giấy đăng ký kinh doanh cho nghành sản xuất sơn/ giấy phép đầu tư

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ hợp đồng thuê đất.

– Hóa đơn điện nước 6 tháng

– Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại ( nếu có).

– Bản vẽ mặt bằng, thoát nước mưa, nước thải ( nếu có).

– Hợp đồng thu gom và xử lý chất thải nguy hại, chất thải rắn ( nếu có).

– Giấy phép xả thải, giấy phép khai thác nước ngầm ( nếu có).

 

Tại sao phải quan trắc xử lý nước thải ngành sơn ?
Nếu không được xử lý trước khi xả thải sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người xung quanh.
Cách xử lý nước thải ngành sơn thế nào ?
Bạn nên liên hệ đơn vị chuyển giao công nghệ, hoặc đơn vị làm hồ sơ môi trường để được tư vấn chi tiết
Tầm quan trọng của việc xử lý nước thải ngành sơn là gì ?
Trước hết là đảm bảo các tiêu chí về bảo vệ môi trường sản xuất, đảm bảo tiêu chuẩn nước thải công nghiệp ra môi trường xung quanh

Đánh giá 5*, Like, Chia sẻ và Bình luận để động viên chúng tôi !
Đánh giá bài viết:
5/5 - (2 votes)