No Alt

Bán công nghệ sơn

Bán công nghệ sơn | Nếu hỏi về những sơn thì có lẽ rất nhiều người quen thuộc với dòng sản phẩm thông dụng để dùng cho việc sơn trang trí nhà cửa. Tuy nhiên khi hỏi về quy trình sản xuất sơn nước thì chắc chắn điều này sẽ ngược lại. Vì có rất ít khách hàng biết về những kiến thức sơn chuyên sâu đến như vậy. Và trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu về quy trình sản xuất sơn nước để khách hàng có những kiến thức chuyên sâu về sơn, vậy sơn nước là gì ? công nghệ sản xuất sơn như thế nào

Sơn nước là gì ? công nghệ sơn

Trước khi đi vào tìm hiểu chi tiết quy trình sản xuất sơn nước thì hãy cùng chúng tôi khái quát một số kiến thức chung như sơn nước là gì và vai trò của sơn như thế nào nhé

Bán công nghệ sơn

Bán công nghệ sơn

Tìm hiểu thành phần công nghệ sơn

Sơn nước là một hỗn hợp đồng nhất trong đó có chất tạo màng liên kết và cùng với các chất màu tạo màng liên tục. Chúng có khả năng bám dính lên bề mặt vật chất khi chúng ta trộn phân tán hỗn hợp cùng với nhau. Hỗn hợp này sẽ được điều chỉnh với một lượng phụ gia và dung môi nhất định tùy theo chất của mỗi loại sản phẩm từ đó phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau. Dưới đây là demo công thức sản xuất sơn

STT Tên nguyên liệu  KH Tác dụng  Tỷ lệ Tỷ lệ SX
Sản lượng sản xuất      150
1 Nước Nước sạch 27.7         41.5
2 B30,100 Tạo đặc 0.36           0.5
3 PT1 PT1 TP 0.4           0.6
4 PT2 PT2 TU 0.1           0.1
5 PT3 PT3 PB 0.4           0.6
6 PT4 PT4 1           1.5
7 PT7 PT7 DK 0.2           0.3
8 Khuấy 2p tốc độ 400v/p 0             –
9 Bột màu Bột mầu 18         27.0
10 Bột độn Bột độn 4           6.0
11 Bột đá 8 Microne Bột độn 5           7.5
12 Khuấy 900-1100v phút 0             –
(trong 15 phút) 0             –
13 Nhựa Chất kết dính 37         55.5
14 PT8 PT8 PB 0.15           0.2
15 Nước vệ sinh thùng nhựa Nước sạch 1           1.5
16 PT7 PT7 DK 0.1           0.1
17 PT6 PT6 NH 2           3.0
18 PT10 PT10 CLD 0.1           0.1
Nước pha LD 0.5           0.7
19 PT9 PT9 TDPU 0.1           0.1
Nước pha Nước sạch 0.5           0.7
20 PT15 PT15 TD 0.4           0.6
21 PT16 PT16 C.BM 0.3           0.4
22 PT17 PT17 TU 0.3           0.4
23 PT12 PT12 TPH 0.2           0.3
24 PT14 PT14 CM 0.2           0.3
25 Total 100          150

Sơn là sản phẩm có nhiều màu sắc phong phú cũng như có đặc tính che phủ, bám dính được nhiều bề mặt khác nhau vì thế chúng được sử dụng rộng khắp trong nhiều lĩnh vực khác nhau hiện nay. Chính vì thế sản phẩm sơn ngày càng khẳng định được vai trò của mình không chỉ là trang trí mà còn giúp bảo vệ & các chức năng khác.

Thành phần của công nghệ sơn gồm những gì ?

Tiếp đến hãy cùng tìm hiểu về các thành phân cơ bản của sơn nước các bạn sẽ dễ dàng hiểu được quy trình sản xuất sơn nước hơn rất nhiều. Vậy thành phần của sơn nước gồm: Chất kết dính hay người ta còn gọi là chất tạo màng, bột màu/bột độn, dung môi, phụ gia, chất kết dính (nhựa).

Chất kết dính phải bảo đảm về khả năng bám dính, liên kết màng và độ bền màng. Chất kết dính sử dụng trong sơn được xác định bởi loại sơn, khả năng sử dụng và mục đích sử dụng.

Bột độn: Các chất độn thường được sử dụng như: Carbonat Canxi, Kaolin, Talc… Bột độn được sử dụng trong thành phần của sơn nhằm cải thiện một số tính chất như: Khả năng thi công, kiểm soát độ lắng, tính chất màng sơn (độ bóng, độ cứng, độ mượt…)

Bột màu: Chức năng chính của màu là tạo màu sắc và độ che phủ cho sơn. Nguyên liệu màu sử dụng trong sơn thường ở dạng bột. Ngoài ra, màu còn ảnh hưởng tới một số tính chất màng sơn như: độ bóng, độ bền…

Màu của sơn hiện nay thì gồm 2 loại: Màu vô cơ và màu hữu cơ

Phụ gia: Được dùng trong các loại sơn là loại chỉ sử dụng với 1 lượng rất nhỏ nhưng làm tăng giá trị sử dụng, tính chất màng, khả năng bảo quản.

Dung môi: Là chất hòa tan nhựa hay pha loãng sơn ( phân tán ). Loại dung môi được sử dụng sẽ phụ thuộc vào đặc tính cơ lý hóa của từng loại nhựa.

Quy trình bán công nghệ sơn

Quy trình sản xuất sơn nước, chắc chắn rằng bạn đang rất tò mò muốn biết sơn nước, sơn tường được sinh ra như thế nào đúng không ?, và quy trình sản xuất sơn nó ra sao…và vô vàn những từ tìm kiếm như vậy, bạn đã định hình được nó như thế nào rồi ? Hãy cùng công nghệ sơn tìm hiểu nhé.

Bán công nghệ sơn

Bán công nghệ sơn

Quy trình sản xuất sơn nước bao gồm 4 quá trình chính

Ủ muối

Nghiền sơn

Pha sơn

Đóng gói thành phẩm

1. Quy trình Ủ Muối

Ở quy trình ủ muối thì, các nguyên liệu gồm bột màu (oxit kim loại như oxit titan, thiếc, chì…) , bột độn (CaCO3, silica, đất sét…), phụ gia (chất phân tán, chất hoạt động bề mặt, chất tạo bọt…), một phần chất tạo màng là nhựa latex (vinyl-acrylic, styreneacrylic) và dung môi hưu cơ (nước sạch) được đưa vào thùng muối ủ và khuấy dưới tốc độ thấp. Các nguyên liệu sản xuất sơn này được muối ủ trong thời gian vài giờ để đủ độ thấm ướt chất tạo màng và dung môi, tạo thành dạng hỗn hợp nhão (paste) cho công đoạn nghiền tiếp theo. Xem thêm ” Xử lý nước thải ngành sơn

2. Quy trình nghiền sơn

Đây là công đoạn chính trong quy trình sản xuất sơn nước. Hỗn hợp nhão các nguyên liệu (paste) sơn đã được muối ủ ở trên được chuyển vào thiết bị nghiền sơn.

Bán công nghệ sơn

Quy trình sản xuất sơn nước

Quá trình nghiền sơn tạo thành dung dịch dạng chất lỏng mịn, nhuyễn. Hiện tại các dây chuyền sản xuất sơn có các loại máy nghiền hạt ngọc loại ngang hoặc loại đứng. Tuỳ theo yêu cầu về độ nhớt của paste và chủng loại sơn, các công ty sơn sẽ sử dụng máy nghiền ngang hoặc đứng phù hợp.

Thời gian nghiền có thể kéo dài phụ thuộc vào loại bột màu, bột độn và yêu cầu về độ mịn của sơn. Trong giai đoạn này, thiết bị nghiền sử dụng nhiều nước làm lạnh thiết bị để đảm bảo paste trong quá trình nghiền không bị nóng lên nhiều nhằm khống chế lượng dung môi bị bay hơi ở nhiệt độ cao và tác động xấu đến các thành phần paste nghiền. Nước trước khi đưa vào máy nghiền phải được làm lạnh xuống 5 – 7oC.

3. Quy trình pha sơn

Hỗn hợp Paste sơn sau khi đã được nghiền đến độ mịn theo yêu cầu sẽ chuyển sang công đoạn pha sơn. Công đoạn này tạo thành sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất sơn. Paste thành phẩm được chuyển sang bể pha, có thể vài lô hỗn hợp paste thành phẩm được đưa vào 1 bể pha chung. Bể pha có 1 máy khuấy liên tục trong quá trình pha sơn. Tại đây paste sơn đã đạt độ mịn được bổ xung thêm đủ lượng chất tạo màng, dung môi, các phụ gia cần thiết. Khi đã đạt độ đồng nhất thì cũng là lúc sản phẩm hoàn tất và được chuyển sang công đoạn đóng thùng.

4. Đóng gói thành phẩm

Công đoạn này có thể là dây chuyền đóng thùng tự động hoặc đóng thùng thủ công. Bao bì đựng sơn nước thường là bao bì nhựa hoặc kim loại tùy vào sản phẩm sơn mà công ty sơn phát hành. Sản phẩm hoàn thành sẽ được luân chuyển vào kho chứa. Quá trình nhập kho được tiến hành chặt chẽ theo từng lô hàng.

Các kho sản phẩm phải được trang bị đầy đủ các phương tiện phòng chống cháy nổ vì nguy cơ cháy nổ rất cao đối với sản phẩm sơn dung môi hữu cơ.

Bán công nghệ sơn

Vỏ thùng sơn

Công nghệ sơn gồm các công thức

Công thức sơn men sứ

Công thức sơn nhũ vàng 24k, nhũ đồng

Công thức sơn bóng nội, ngoại thất Base P.T.D.A

Công thức sơn siêu bóng nội, ngoại thất Base P.T.D.A

Công thức sơn lót kháng kiềm nội, ngoại thất

Công thức sơn lót kháng kiềm nội, ngoại thất nano, siêu cấp

Công thức sơn siêu trắng nhiều cấp độ

Công thức sơn chống nóng

Công thức sơn kinh tế nội, ngoại thất

Công thức sơn chống thấm đa năng, chống thấm màu

Công thức sơn lau chùi đa năng nội, ngoại thất

Công thức sơn mịn nội, ngoại thất cao cấp

Công thức sơn phủ bóng clear

Công thức sơn sàn epoxy

Công thức sơn hiệu ứng lá sen

Công thức bột bả, nội ngoại thất…

Bán công nghệ sơn

Công thức màu

Liên hệ mua công nghệ sơn

CÔNG TY TNHH TM & QC NET VIỆT

Địa chỉ : 16, Phan Trọng Tuệ, Thanh Trì, Hà Nội

Điện thoại :  0943.188.318 – 0989.188.318 Mr Cương

Bán công nghệ sơn nước là gì ?
Là chuỗi dây chuyền, công thức...để hoạt động được cho việc sản xuất sơn
Liên hệ mua công nghệ sơn theo thông tin nào ?
Liên hệ 0943.188.318 Mr Cương
Công nghệ sơn nước những nội dung gì ?
Xây dựng nhà máy, setup vị trí lắp đặt, lập công thức sơn, thiết kế in ấn vỏ thùng sản xuất sơn

Đánh giá 5*, Like, Chia sẻ và Bình luận để động viên chúng tôi !
Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 votes)