Kinh nghiệm mở đại lý sơn | Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trên lĩnh vực chuyển giao công nghệ sơn, chúng tôi đã nhận được rất nhiều các câu hỏi xoay quanh vấn đề mở đại lý sơn để kinh doanh của những người có nhu cầu thực muốn biết để tham gia vào thị trường bán lẻ sơn với những câu hỏi như
“Tôi muốn mở nhà phân phối sơn A?, tôi muốn mở đại lý cấp 1 sơn D, Tôi muốn làm đại lý cấp 2 sơn M, Hay tôi muốn mở đại lý bán sơn K độc quyền tại khu vực Q này có được không?… ” Và còn rất nhiều các câu hỏi khác mà để trả lời được thì yêu cầu phải có thời gian và mức độ am hiểu thị trường rất tốt.
Thấu hiểu được những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải. Hôm nay công thức sơn thực hiện bài viết chia sẻ dưới đây với hi vọng có thể giải đáp được những thắc mắc mà người tiêu dùng gặp phải. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những nội dung mà ta thường bắt gặp trong vấn đề mở đại lý sơn này dưới đây nhé.
Một nhà sản xuất sơn, khi sản xuất ra một nhãn hiệu sơn cần phát triển thị trường để sản phẩm đó được đưa đến tay người tiêu dùng. Để làm được điều đó các nhà sản xuất phải mở các đại lý bán sản phẩm cho mình tại các khu vực thị trường khác nhau.
Cơ chế mở đại lý sơn theo ý chủ quan của người viết ngoài một số quy định chung thì còn được chia làm 2 cơ chế riêng:
⚡ Cơ chế cho những hãng có máy pha màu.
⚡ Cơ chế cho những hãng không có máy pha màu.
⚡ Khi bạn muốn mở đại lý sơn thì các nhà sản xuất thường đưa ra một số cơ chế chung dành cho các đại lý như sau:
⚡ Ký hợp đồng đại lý
⚡ Ký cam kết mức doanh số bán trong một năm được tính bằng số tiền thu về sau khi đã trừ hết khuyến mại chiết khấu sơn.
⚡ Nhập đơn hàng đầu tiên làm hàng mẫu, trưng bày (số lượng tùy vào từng hãng quy định)
⚡ Cung cấp biển bảng, catalogue màu, quạt màu(cây màu), bảng báo giá đại lý, bảng báo giá bán lẻ….Những hỗ trợ của nhà sản xuất nhằm cung cấp cho đại lý đến mức tốt đa lợi ích khi làm thị trường bán lẻ sơn.
Với những sản phẩm sơn có máy pha màu
⚡ Đăng ký máy pha màu đồng thời đặt cọc tiền máy – Số lượng tiền đặt cọc máy tùy vào từng nhà sản xuất quy định. Ngoài ra số lượng tiền đặt cọc máy còn phụ thuộc vào máy cũ hay máy mới.
⚡ Nhập đơn hàng đầu tiên: Nhập bây pha sơn và tinh màu pha sơn – Quý đại lý phải nhập đủ một lượng bây pha sơn đảm bảo phục vụ khách hàng. Có thể rơi vào từ 100- 200 triệu tiền bây giờ tùy thuộc vào từng nhà sản xuất quy định.
Với những sản phẩm sơn không có máy pha màu
⚡ Nhập đơn hàng đầu tiên: Theo quy định và cơ cấu sản phẩm của từng nhà sản xuất, nhưng thông thường khoảng từ 50-100 triệu tiền hàng.
Nhìn chung cơ chế mở đại lý sơn không mấy phức tạp, cái cốt yếu chính là việc sau khi mở đại lý thì cửa hàng của bạn hoạt động như thế nào.Bởi vì có nhiều đại lý mở ra hoạt động rất tốt, nhưng cũng có không ít các đại lý mở ra không bán được hoặc bán túc tắc. Vậy nguyên nhân do đâu?
Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động của cửa hàng sau khi mở đại lý. Tuy nhiên yếu tố quan trọng và ảnh hưởng lớn nhất ở đây chúng ta bàn đến giải pháp bán hàng. Khi mở một đại lý bán sơn bạn cần phải chuẩn bị một số yếu tố quyết định như sau :
Khi mở một đại lý sơn thì bạn cần xác định rõ ràng các bước cụ thể sau đây:
⚡ Xác định khu vực thị trường mình sẽ bán (xác định đối tượng khách hàng)
⚡ Nhu cầu thị trường của khu vực đó: Mỗi khu vực thì nhu cầu sử dụng sơn cũng không giống nhau. Bạn phải xác định được tại khu vực đó người dận thường tiêu thụ sơn gì là chính? mức độ cạnh tranh giá ra sao?
⚡ Mức vốn ban đầu bỏ ra
⚡ Mức vốn lưu động để kinh doanh (tiền nhập hàng theo đơn hàng, tiền nợ, tiền lưu kho…)
⚡ Mức lợi nhuận mà một thương hiệu sơn mang lại là bao nhiêu.
⚡ Chất lượng hãng sơn mình muốn làm đại lý như thế nào.
⚡ Quy chế của nhà sản xuất sơn đó trong khi làm đại lý
⚡ Cơ chế bảo vệ đại lý sau bán hàng là những gì? Bảo hành công trình lỗi thế nào, đổi trả làm sao?
⚡ Cơ chế hỗ trợ đại lý sơn của nhà sản xuất
⚡ Giá sản phẩm có đồng nhất trên toàn quốc không hay giá sản phẩm mỗi vùng mỗi khác.
⚡ Giá cả có cạnh tranh trên thị trường không
⚡ Thương hiệu mạnh hay yếu hay mới sản xuất
⚡ Khả năng chịu được mức doanh số của mình
⚡ Phải hiểu thế nào là sơn tường nhà hay sơn nước gồm những sản phẩm gì.
⚡ Một căn nhà phải dùng hết bao nhiêu loại sơn; loại sơn nào trong nhà; sơn loại nào ngoài nhà….
Khi bạn có nhu cầu mở một đại lý sơn nước thì bạn cần phải chuẩn bị một lượng vốn nhất định. Lượng vốn này thường không cố định, nó phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của từng đại lý. Tùy thuộc vào tiềm lực tài chính mà bạn có thể đủ điều kiện để trở thành đại lý cấp 1 hay cấp 2 của các thương hiệu sơn hiện nay.
Thông thường số vốn cần và đủ để mở đại lý là
Từ 30 triệu đến 200 triệu : Trong đó, nếu bạn muốn trở thành đại lý cấp 2 thì số vốn có thể dao động từ 30 – 100 triệu đồng. Và từ 100 – 200 triệu đồng trở lên đối với các đại lý cấp 1. Số vốn này bao gồm các khoản chi phí cần thiết như:
⚡ Chi phí nhập hàng
⚡ Chi phí dự phòng cho việc nợ đọng của khách hàng
⚡ Chi phí thuê mặt bằng, trang trí cửa hàng và mua sắm các trang thiết bị kinh doanh và trưng bày sản phẩm sơn.
⚡ Chi phí thuê nhân viên
⚡ Chi phí Marketing
⚡ Chi phí điện nước
⚡ Chi phí quan hệ đối tác
Số vốn này thậm chí có thể nhiều hơn tùy vào quy định của từng nhà sản xuất sơn. Tuy nhiên vốn khởi điểm này chưa phải là vấn đề cốt lõi phát triển của công cuộc làm đại lý kinh doanh sơn.
Để tồn tại trong việc mở đại lý và phát triển bán lẻ sơn bạn cần phải xác định thị trường, xác định được lượng vốn lưu động…
Nếu bạn xác định bỏ một lượng vốn nhỏ làm đại lý sơn bạn phải xác định tính thu hồi vốn nhanh. Nếu bạn xác định bỏ một lượng vốn lớn đầu tư làm đại lý sơn bạn cần phải có một quỹ dự phòng và quỹ dự phòng cho vốn lưu động dùng để ôm hàng khi nhà sản xuất khuyến mại sơn.
Trên đây công thức sản xuất sơn đã chia sẻ đến bạn muốn mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn. Nếu như bạn đang có ý định mở đại lý sơn ở thời điểm hiện nay thì hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn xây dựng được kế hoạch cũng như xác định được số vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh sắp tới của mình.